Người Hàn Quốc gọi ngày Tết Nguyên Đán (tức là mùng 1 tháng Giêng âm lịch) là “Seol”. Từ Seol bắt nguồn từ “natseolda” mang ý nghĩa là “khác lạ, mới mẻ”.
Một vài quan điểm lại cho rằng từ Seol bắt nguồn từ từ “seoreopda” với nghĩa là “nỗi buồn man mác”. Do năm mới đến, một tuổi mới, khiến người già có cảm giác buồn man mác. Hay vài giả thuyết cho rằng, ngày đầu tiên trong năm mới cần cẩn trọng kiêng kị nhiều thứ. Do đó từ Seol có nguồn gốc từ từ “sarida” có nghĩa là “né tránh”, là “kiêng kị”.
Xem thêm: Ngày Tết với người dân Hàn Quốc
Gìn giữ nét văn hóa đón Tết cổ truyền
Người Hàn Quốc mới bắt đầu sử dụng lịch dương khoảng hơn 100 năm trở lại đây. Trong giai đoạn cai trị Hàn Quốc, với chính sách xóa bỏ văn hóa truyền thống của Hàn Quốc, đế quốc Nhật đã thằng tay đàn áp những người Hàn ăn Tết theo âm lịch. Sau khi giành được độc lập vào năm 1945 đến những năm 1980, Chính phủ Hàn Quốc vẫn công nhận Tết dương lịch là ngày tết chính thức trong năm. Tuy nhiên nét văn hóa tinh thần của người dân Hàn Quốc hướng tới ngày Tết Nguyên Đán không hề thay đổi.
Trải qua 80 năm, năm 1989, Tết Nguyên Đán lại được lấy tên gọi Seol. Phải khó khăn lắm người Hàn Quốc mới khôi phục và bảo tồn được nét văn hóa cổ truyền lâu đời và thiêng liêng của dân tộc mình.
Văn hóa tinh thần với mâm cơm cúng gia tiên
Lễ tết là những ngày đoàn viên gia đình, là thời gian để cảm tạ ơn đức của ông bà tổ tiên bởi những mâm cơm cúng với những quy định bắt buộc. Một năm, người Hàn Quốc có hai ngày lễ tết lớn. Đó là Tết Trung thu và Tết Nguyên đán.
Trong những ngày đó, người ta sửa soạn mâm cơm cúng Charyesang tạ ơn ông bà tổ tiên. Các món ăn cùng vị trí của từng món ăn trên mâm cơm cúng của người Hàn Quốc đều được xếp đúng qui tắc. Như Eodongyukseo (Ngư đông nhục tây) nghĩa là món cá thì phải xếp ở phía Đông, món thịt phải đặt ở hướng Tây. Hay Jwapouhye (Tả phủ hữu ê) tức là thịt khô thì cần xếp bên trái và nước Sikhye nấu từ gạo và mầm lúa mỳ lên men thì phải đặt ở bên phải.
Còn qui định Joyulisi (Táo lật lê thị) tức là táo tàu khô, hạt dẻ, lê và hồng khô cần phải bày theo thứ tự từ trái sang phải. Sau bữa cơm cúng, cả gia đình sẽ đi tảo mộ cùng nhau, nghi thức này trong tiếng Hàn được gọi là “Seongmyo”. Khi tảo mộ, theo truyền thống, họ cần chuẩn bị những món đơn giản để bày biện và hành lễ trước mộ.
Cùng nhau tổ chức tiệc tùng đón năm mới
Theo nghi lễ cổ truyền thì trong những dịp tết tại Hàn Quốc, sau khi mọi người đi tảo mộ và cúng bái tại gia, thì sẽ cùng nhau liên hoan chung cả làng, nơi chôn rau cắt rốn và trưởng thành của từng người. Xưa kia khái niệm làng xóm bao quát hơn khái niệm gia đình. Trong cuộc sống hàng ngày nhiều khi người trong làng cũng có xô xát với nhau. Tuy nhiên khi có việc đồng áng, hay công việc chung, như xây đường làng ngõ xóm, làm cầu vào cổng làng, người dân thường cùng nhau làm việc. Bởi thế nên vào các ngày lễ, phường nhạc hay ghé thăm mọi nhà trong xóm để chúc mừng và cầu phước lộc.
Trong những dịp này, người ta hay hát ca khúc “Binari” (Cầu nguyện) để cầu cho đất nước thanh bình, phòng tránh mọi điều tai ương và mong cho tất cả các gia đình phúc lộc, sức khỏe cùng vạn sự như ý.
Liên hệ với Halo để được tư vấn du học Hàn Quốc miễn phí:
- Công ty cổ phần tập đoàn quốc tế HALO – Trung tâm Tư vấn du học HALO
- Địa chỉ: Phòng 503, Tòa nhà 3A, Khu đô thị Resco, đường Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
- Hotline: 0971 836 827; 0988 252 275
- Email: hotro@halo.edu.vn
- Website: www.duhochalo.com/ www.halo.edu.vn