Home Học tiếng Hàn Ảnh hưởng của từ gốc Hán trong tiếng Hàn

Ảnh hưởng của từ gốc Hán trong tiếng Hàn

by HALO

Từ xưa Hán tự đã thâm nhập và có ảnh hưởng lớn trong tiếng Hàn Quốc. Bởi vậy hiện nay có khoảng 70% từ vựng trong tiếng Hàn được tạo từ gốc Hán, thế nên khi học từ vựng tiếng Hàn, Hán tự là điều không thể bỏ qua.

Từ gốc Hán trong tiếng Hàn không chỉ ảnh hưởng đối với mỗi Hàn Quốc mà trong đó còn có cả Việt Nam và một số nước châu Á khác. Trung Quốc là quốc gia có ảnh hưởng lớn không chỉ về chính trị, kinh tế mà còn về cả văn hoá và xã hội đối với các nước phương Đông.

Nếu bạn đang học tiếng Hàn hãy cùng Trung tâm tư vấn du học HALO tìm hiểu về từ gốc Hán trong tiếng Hàn.

1. Lịch sử và quá trình phát triển của tiếng Hàn 

Hàn Quốc là một trong ít những dân tộc trên thế giới có niềm tự hào lớn về ngôn ngữ của đất nước mình. Tất cả các dân tộc Hàn Quốc đều nói chung một thứ ngôn ngữ, các nhà ngôn ngữ học và dân tộc học đã xếp tiếng Hàn Quốc thuộc loại ngôn ngữ An-tai (trong đó gồm cả tiếng Thổ Nhĩ Kì, tiếng Mông Cổ và tiếng Tunus –  Mãn Châu).

Hangul – bảng chữ cái tiếng Hàn được sáng lập ra năm 1443 và được ban bố vào năm 1446. Vua Sejong đã nghiên cứu nhiều hệ thống chữ viết khác nhau trong đó có chứ Hán cổ, chữ Uighur và hệ thống chữ viết cổ của người Mông Cổ. Tuy nhiên, hệ thống mà ông đã quyết định lựa chọn chủ yếu là dựa trên ngữ âm học. Trên tất cả, hệ thống này được phát minh và sử dụng theo một nguyên lí sự phân chia ba phần âm tiết, bao gồm chữ cái đầu, chữ cái giữa và chữ cái cuối, khác với sự phân chia làm hai của âm tiết trong ngữ âm học của tiếng Hán cổ.

Nguyên lúc đầu chữ Hangul được đặt tên là 훈민정음 (Hunmin-chongum) nghĩa là những âm chuẩn, âm đúng dùng để truyền bá, dạy cho dân chúng. Mãi đến thế kỉ XX, từ năm 1913, tên gọi Hangul mới được định ra và sử dụng rộng rãi.

Sự ra đời của bảng chữ cái này đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử dân tộc Hàn. Có thể thấy đây không chỉ là một sự sáng tạo độc đáo trong khoa học mà còn là thành tựu văn hoá đáng tự hào nhất của người Hàn Quốc. Chữ Hangul đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới bởi tính sáng tạo cũng như tính khoa học của nó.

1 won hàn quốc bằng bao nhiêu tiền Việt Nam

Tên Tiếng Hàn của bạn là gì ?

2. Ảnh hưởng của từ gốc Hán trong tiếng Hàn

Cũng giống như Nhật Bản và Việt Nam, Hán ngữ từ lâu đã được du nhập vào Hàn Quốc, đã từng là ngôn ngữ văn tự chính trong một thời gian dài ở Hàn Quốc. Không có tài liệu nào đề cập chính xác về thời điểm chữ Hàn được truyền vào Hàn Quốc, song có lẽ được sử dụng nhiều từ thế kỉ thứ III và phát triển vào thời Tam quốc: Shilla, Baekjae, Goguryeo.

Chữ Hán được sử dụng rộng rãi và có vị trí quan trọng để ghi chép văn tự vào thời này. Việc vay mượn chữ Hán để ghi chép được biểu hiện qua hai phương thức là mượn âm chữ Hán và mượn nghĩa chữ Hán. Có thể thấy rõ việc này qua các loại kí tự Hyang Ch’al (향찰: Hương Trát), Ku Kyol (구결: Khẩu Quyết), Y Too (이두: Lại Đầu).

  • Hyang Ch’al (Hương Trát) là loại hình vay mượn kí tự được sử dụng chủ yếu để ghi lại hình thức văn họ nghệ thuật Hyang Ka thời Shilla. Đây là cách ghi kí tự hỗn hợp cả hai phương thức vay mượn âm và nghĩa, thường theo phương thức nghĩa ở phía trước và mượn âm ở phía sau.Thường từ các thực từ được nghi chép lại dưới dạng mượn nghĩa, còn các tiểu từ hay đuôi từ ngữ pháp, tức là các hư từ được ghi lại dưới dạng mượn âm.
  • Ku Kyol (Khẩu Quyết) là hình thức gắn bộ phận tiếng Hàn vào sau câu hay các vế câu Hán văn để đọc. Việc vay mượn chữ ghi chép để biểu thị câu văn tiếng Hàn đã được tận dụng một cách toàn diện dưới thời Shilla nhưng đến giai đoạn sau, đã có giới hạn trong cách sử dụng. Kí tự vay mượn lúc này không phải là phương tiện biểu thị một cách trọn vẹn toàn bộ tiếng Hàn mà chỉ đơn thuần là những bộ phận tiếng Hàn gắn vào sau mỗi đoạn văn, hỗ trợ cho việc đọc những câu viết hoàn toàn bằng Hán văn.
  • Y Too (Lại Đầu) là phương thức mà phần lớn các bộ phận xuất hiện trong câu là Hán văn, nhưng trật tự sắp xếp từ lại được sửa cho giống với tiếng Hàn, thường thì một phần của câu văn được thể hiện thông qua các kí tự vay mượn (mượn âm hoặc mượn nghĩa). Về phương thức vay mượn và thể hiện, Y Too gần giống với Hyang Ch’al, tuy nhiên so với Hyang Ch’al thì việc sử dụng kí tự vay mượn đã có nhiều suy giảm, nhiều trường hợp từ ngữ vẫn được giữ nguyên theo tiếng Hán.
  • Y Too và Ku Kyol là hai phương thức vay mượn kí tự cò tiếp tục tồn tại trong một khoảng thời gian dài, sau khi chữ Hangul xuất hiện. Mặc dù chữ Hangul được sáng lập, nhưng có thể thấy Hán văn đã chiếm một vị trí rất quan trọng trong sinh hoạt văn tự của người Hàn, do đó việc duy trì những hình thức thể hiện, hỗ trợ cho việc đọc và ghi chép Hán văn là tất yếu. Và cũng chính sự phát triển của việc vay mượn kí tự để ghi chép này đã ghóp phần thúc đẩy việc sáng tạo và hoàn thiện, cho ra đời chữ viết mới của dân tộc Hàn.

Vào khoảng thế kỉ thứ XV, ở Hàn Quốc xuất hiện chữ kí âm được gọi là 한글 (Hangul) hay 조선글(Chosongul), chữ này trải qua nhiều thế kỉ phát triển thăng trầm, cuối cùng đã được sử dụng thay thế cho chữ Hán cho đến ngày nay. Tuy 조선글 (Chosongul) đã xuất hiện nhưng chữ Hán (한자) vẫn được giảng dạy trong trường  học.

3. Mối quan hệ giữa từ gốc Hán và tiếng Hàn

Hán tự và tiếng Hàn Quốc theo phương diện địa chính học hay lịch sử đều có quan hệ gần gũi với nhau. Không biết hai ngôn ngữ này có sự liên hệ từ khi nào nhưng nếu nhìn về quan hệ lịch sử, người ta cho rằng chúng hình thành mối quan hệ chính thức từ thời đại nhà Hán của Trung Quốc.

Trước khi sáng tạo ra cho mình một hệ thống chữ viết riêng, từ rất sớm người Hàn đã vay mượn tiếng Hán. Có thể thấy theo quá trình lịch sử lâu dài, tiếng Hán ở Hàn Quốc dần dần đã chiếm lượng từ vựng lớn hơn so với tiếng Hàn thuần. Nếu khảo sát hệ thống từ ngữ dùng trong quá trình xây dựng chế độ xã hội Hàn Quốc – từ tên gọi các cơ chế tổ chức, hệ thống quan chức, hệ thống luật pháp, ta có thể thấy số từ ngữ Hán – Hàn chiếm phần lớn. Tuy nhiên các từ Hán du nhập vào và được sử dụng trong tiếng Hàn không đọc theo âm tiếng Trung vốn có của nó mà theo  âm tiếng Hàn, tuân theo các nguyên tắc ngữ âm tiếng Hàn.

Ví dụ:

  • 가정[ga-jeon]: gia đình
  • 국가[gukka]: quốc ca
  • 왕가[wangka]: hoàng gia
  • 고문[gomun]: cổ văn
  • 감동 [gamdong]: cảm động
  • 공동[gongdong]: cộng đồng
  • 개요[kaeyo]: khái yếu

Từ Hán-Hàn còn có khả năng kết hợp với các từ thuần Hàn để tạo nên các từ mới, có khả năng sinh sản trong lĩnh vực cấu tạo từ.

Ví dụ:

  • 대대로 [daedaero]: đời đời (đời này sang đời khác)
  • 공부하다 [gongbuhada]: học tập
  • 실패하다 [silppaehda ]: thất bại
  • 불행하다 [bulhaenghada ]: bất hạnh

Sở dĩ có khả năng này bởi bản thân mỗi hình vị tiếng Hán đều có tính độc lập cao, trong lĩnh vực cấu tạo từ không gặp nhiều hạn chế về mặt hình thái, không có sự phụ thuộc vào trật tự chắp dính thân từ, đuôi từ khi cần biểu thị những khái niệm phức hợp như hình vị tiếng Hàn (ở cấp độ ngữ hay mệnh đề). Do có tính độc lập cao, mỗi hình vị tiếng Hàn lại có vị trí phân bố khá tự do, có thể đứng cả trước hoặc sau ở một cấu trúc   từ ghép.

Từ Hán du nhập vào tiếng Hàn đã được đồng hoá với tiếng Hàn, được sử dụng  hoà trộn trong tiếng Hàn vể các mặt ngữ âm, ngữ pháp. Tuy nhiên, nó cũng phản ánh trật tự từ của tiếng Trung (SVO) đang được giữ nguyên trong lĩnh vực cấu tạo từ. Chẳng hạn các từ Hán-Hàn như: 등산[deungsan]: đăng sơn, 애국[aeguk]: ái quốc, 개원 [kaewoun]: khai viện, 접객[joepkaek]: tiếp khách… vẫn thể hiện ý nghĩa theo trật  tự bổ ngữ- vị ngữ là”leo núi” , ”yêu nước” , ”mở trung tâm”.

4. Đặc điểm và hệ thống về từ gốc Hán trong tiếng Hàn hiện đại

a. Âm đầu (초성)

Trong bảng chữ cái tiếng Hàn Quốc có 19 phụ âm đầu, trong đó có 15 âm được sử dụng bằng âm Hán. Các phụ âm được phân loại căn cứ theo vị trí và phương thức cấu âm dưới bảng sau.

Âm môi (양순음) Âm răng (치격음) Âm ngạc cứng (경구개 음) Âm ngạc mềm (연구개 음) Âm hầu (선문

)

Âm tắc(페 쇄음) Âm xát (마찰음)
Âm tắc xát (장 애음) Âm thường (평음)
Âm bật hơi (격음)
Âm căng (경음)
Âm mũi (비음)
Âm trơn(유음)

* Những âm không biểu đạt bằng âm Hán được đặt trong dấu”< >”.

Trong hệ thống phụ âm đầu, âm tắc phần lớn là âm bật hơi, ngoài ra cũng có âm thường. Những âm Hán có phụ âm đầu là âm căng chỉ có hai âm, thế nhưng những âm này cũng được biểu hiện bằng âm thường trong tiếng Hàn thời kì trung đại và trong quá trình hình thành tiếnh Hàn hiện đại nó đã được âm căng hoá. Theo đó, vốn dĩ trong hệ thống âm Hán-Hàn không có phụ âm đầu nào là âm căng.

Ví dụ: ㅆ: 쌍(雙), 씨(氏). ㄲ: 끽(喫)

“ㄷ, ㅌ” không kết hợp được với nguyên âm “I” (gồm cả bán nguyên âm /y/).Hơn nữa “ㅅ, ㅈ, ㅊ” cũng không kết hợp được với bán nguyên âm /y/. Tuy nhiên quy tắc  này trong tiếng Hàn trung đại có thể nói là ngoại lệ.

Ví dụ: âm “田” là “뎐” nhưng trong tiếng Hàn thời kì cận đại đã được âm vòm miệng hoá tạo thành từ “젼” và trong quá trình hình thành tiếng Hàn hiện đại trở thành “전”.

b. Âm giữa (중성)

Tiếng Hàn có 21 âm giữa (nguyên âm, bán nguyên âm + nguyên âm, nguyên âm đôi) và theo tài liệu chúng tôi nghiên cứu thì chỉ có duy nhất âm “ㅒ” không được biểu thị trong hệ thống âm Hán.

Nguyên âm đơn (단모음)
/y/+ nguyên âm (/y/+모음)
/w/+nguyên âm (/w/+모음)
Nguyên âm đôi (이중모음)

Có sự hạn chế trong sự kết hợp giữa âm đầu với âm giữa và cả giữa âm giữa với âm cuối. Ví dụ, trong hệ thống nguyên âm đơn, âm “ㅡ” ghép được với phụ âm “ㅂ,ㅍ,ㅁ” và nhất định phải có phụ âm cuối đặt ở sau. Những nguyên âm giữa có ghép với âm /w/ (trừ âm ”ㅘ,ㅝ” ) thì không kết hợp được với âm cuối.

Trong hệ thống tiếng Hàn hiện đại, nguyên âm đơn “ㅐ” được phát âm là [e], [e] nhưng trong quá trình hình thành văn tự tiếng Hàn thời kì trung đại chúng được phát âm như các nguyên âm đôi [ai]. Trong tiếng Hàn thời kì trung đại, âm “태” trong từ Hán “太”được thừa  nhận phát âm là [t< ai] trong tiếng Hàn thơi kì trung đại, cũng vừa là sự phản ánh của âm [t< ai] trong âm Hán Trung vừa có quan hệ đối lập với âm ”タイ” (tai) trong âm Hán-Nhật. Còn nguyên âm đôi trong tiếng Hàn thời kì cận đại đã được nguyên âm đơn hoá.

c. Âm cuối (종성)

Âm môi (양순음) Âm răng (치격음) Âm ngạc mềm (연구개음)
Âm tắc (장애음) áㄷñ
Âm mũi (비음)
Âm trơn (유음)

Trong hệ thống tiếng Hàn có 7 âm cuối nhưng trong đó trừ âm “ㄷ”thì 6 âm còn  lại đều được sử dụng bằng tiếng Hán. Tuy nhiên cũng có những trường hợp hạn chế trong việc kết hợp với âm giữa.

Ví dụ: âm cuối ”ㅂ,ㅁ” không được ghép với những nguyên âm.

Các câu giao tiếp tiếng Hàn thông dụng

Tự học tiếng Hàn nhanh nhất và hiệu quả nhất

Kết luận

Từ gốc Hán trong tiếng Hàn tự có ảnh hưởng lớn đối với các ngôn ngữ các nước phương Đông như Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trước khi sáng tạo ra cho mình một hệ thống chữ viết riêng, người Hàn đã vay mượn chữ Hán để thực hiện sinh hoạt ký tự. Vì thế chữ Hán và tiếng Hàn có quan hệ rất mật thiết với nhau. Từ Hán-Hàn còn có khả năng kết hợp với các từ thuần Hàn để tạo nên các từ mới, có khả năng sinh sản trong lĩnh vực cấu tạo từ. Việc vay mượn chữ Hán được biểu hiện qua hai phương thức là mượn âm chữ Hán và mượn nghĩa chữ Hán qua 3 loại ký tự: 향찰, 구결 và 이두.

Hệ thống từ gốc Hán trong tiếng Hàn hiện đại có những đặc điểm nhất định về âm đầu, âm giữa và âm cuối. Thông qua việc đọc và hiểu âm và nghĩa của các từ gốc Hán, ta có thể biết và hiểu được nghĩa của từ một cách dễ dàng và chính xác. Khi đã hiểu thêm và biết được nhiều từ gốc Hán trong tiếng Hàn, chắc chắn các bạn sẽ thêm yêu và có nhiều hứng thú nghiên cứu về tiếng Hàn Quốc.

Trong khuôn khổ, phạm vi có hạn, trên đây chúng tôi mới trình bày một số vấn đề nhỏ về từ gốc Hán trong tiếng Hàn. Bài nghiên cứu này chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và các bạn.

Bạn đang theo dõi bài viết Ảnh hưởng của từ gốc Hán trong tiếng Hàn trong chuyên mục Kinh nghiệm học tiếng Hàn.

Tìm bài viết theo từ khóa:

  • từ gốc hán trong tiếng hàn
  • từ mượn gốc hán trong tiếng hàn quốc

Nguồn: ➡ ➡ Du học Hàn Quốc HALO :mrgreen

Bài viết liên quan

Leave a Comment

Giới Thiệu

HALO hoạt động chính trong các lĩnh vực như tư vấn du học, đào tạo ngoại ngữ, xin Visa, cung cấp nhân sự chất lượng cho các tổ chức essay writing trong nước và quốc tế. Đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động có nhiều năm kinh nghiệm, nhiệt huyết và kiến thức chuyên sâu.

Bài viết mới nhất

Công ty tư vấn du học uy tín Halo Education

messenger Messenger zalo Zalo call Gọi ngay